Siêu máy tính Fugaku

Nhật Bản đã chính thức vượt qua Mỹ để đạt ngôi vị “siêu máy tính mạnh nhất thế giới”, với hệ thống siêu máy tính có tên gọi Fugaku.

Thông tin trên được TOP500, tổ chức chuyên theo dõi và giám sát các hệ thống siêu máy tính trên toàn cầu, công bố.

Danh sách 500 siêu máy tính trên toàn cầu được TOP500 lần đầu tiên công bố tại một Hội nghị diễn ra tại Đức năm 1993. Giờ đây, danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới được TOP500 công bố 2 lần mỗi năm và luôn được sự quan tâm của giới công nghệ. Những nhà sản xuất phần cứng và các nhà khoa học. Danh sách của TOP500 thường được sử dụng để tăng cường tính cạnh tranh và chạy đua về phát triển công nghệ trên siêu máy tính.

Nguồn youtube: FujitsuHPC

Được đặt theo tên của núi Fuji. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa viện nghiên cứu Riken và công ty Fujitsu. Không chỉ có tốc độ nhanh nhất. Fugaku rất mạnh ở 3 danh mục khác khi đo lường hiệu suất sử dụng trong công nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn. Như vậy, Fugaku là siêu máy tính đầu tiên trên thế giới thống trị 4 danh mục trong hai kỳ xếp hạng liên tiếp.

Tốc độ tính toán

Fugaku do Fujitsu và viện nghiên cứu quốc gia Riken của Nhật Bản phát triển. Siêu máy tính này đạt số điểm 442 petaflop, hay 442 triệu tỷ phép tính trong một giây. Fugaku cũng đứng đầu ba hạng mục khác bao gồm hiệu suất xử lý AI và năng lực xử lý dữ liệu lớn (big data).

Ảnh: Nikkei

Với năng lực tính toán vượt trội. Fugaku bỏ xa vị trí thứ hai là siêu máy tính Summit của IBM với 148 petaflop. Kết quả do một hội đồng gồm các chuyên gia quốc tế biên soạn. Được công bố tháng 6 và tháng 11 hàng năm.

Fugaku là sự kế thừa của siêu máy tính K từng đứng đầu năm 2011. Hệ thống trị giá 130 tỷ yên (1,22 tỷ USD) đã đi vào hoạt động hoàn toàn vào tháng 3. Mục tiêu của siêu máy tính này là nghiên cứu phát triển dược phẩm và phân tích dữ liệu lớn. Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch sử dụng Fugaku để giúp các nhà sản xuất ôtô. Phát triển các cấu trúc xe có khả năng đàn hồi cao hơn bằng cách sử dụng AI để nghiên cứu các tác động va chạm.

Tính năng đa dạng

Theo Riken, Fugaku có thể hỗ trợ nghiên cứu và phân tích bất kỳ lĩnh vực nào một cách dễ dàng. Trong tháng này, Fujitsu đang sử dụng tính năng mô phỏng của Fugaku để tạo ra một loại hóa chất dùng xử lý Covid-19.

Trong đó, Mỹ hiện nghiên cứu siêu máy tính thế hệ tiếp theo với khả năng tính toán tới 1.000 petaflop. nhanh hơn gấp đôi so với Fugaku. Hiện cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chạy đua sản xuất siêu máy tính đạt cảnh giới “exascale”. Tức là có thể tính một tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Mỹ được cho là đang thực hiện Dự án Điện toán Exascale, dự kiến hoàn thành năm 2021.

Fugaku

Mặc dù Fugaku một lần nữa ở đỉnh cao năm nay. Nhưng lĩnh vực phát triển siêu máy tính đang chứng kiến một cuộc đua khác giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nước này có ý định sử dụng siêu máy tính không chỉ cho mục đích công nghiệp. Mà còn cho nghiên cứu quân sự. Bao gồm cả phát triển vũ khí hạt nhân. Theo Nikkei, Mỹ đang nghiên cứu các siêu máy tính thế hệ mới có khả năng tính toán ở mức exaflop 1 exaflop bằng 1.000 petaflop. Nếu đạt được tốc độ này, thì các siêu máy tính đó ít nhất sẽ hoạt động nhanh gấp đôi Fugaku.

Quốc gia đang nào sở hữu số lượng siêu máy tính nhiều nhất thế giới?

Cũng theo danh sách mới nhất được công bố của TOP500. Trung Quốc vẫn đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng siêu máy tính. chiếm đến 226 trên tổng số 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Mỹ xếp ở vị trí thứ 2 với 114 hệ thống trên tổng số 500 siêu máy tính mạnh nhất. Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 3 với 29 siêu máy tính trong top 500.

Mặc dù Mỹ đã bị Trung Quốc vượt qua về số lượng siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong top 10 siêu máy tính nhanh nhất. Khi chiếm đến 4/10 vị trí, tiếp sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc với 2/10 vị trí.

Đây đúng là những cỗ máy của tương lai. Giúp đưa nhân loại đi xa hơn trên con đường chinh phục giới hạn, đặc biệt là vũ trụ trong tương lai.

Theo caphengaymoi KHT

Nguồn Tổng hợp

About Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange