Cấu tạo tổng quan của một bộ máy tính

1. Thùng máy tính (CPU)

Được coi là bộ não xử lý mọi hoạt động của máy tính. Bên trong có chứa các linh kiện để xử lý thông tin.

1.1 Chíp CPU

CPU là viết tắt của Central Processing Unit, tạm dịch là bộ xử lý trung tâm.

CPU là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

1.1.1 Bộ điều khiển (CU – Control Unit)

Thành phần được tích hợp trong CPU máy tính này có chức năng chính là diễn giải các lệnh chương trình. Theo đó sẽ thực hiện điều khiển quá trình xử lý. Chúng được điều chỉnh chính xác bởi xung nhịp hệ thống. Đây là phần cốt lõi của bộ xử lý từ mạch logic so với các linh kiện bán dẫn như bóng bán dẫn.

Cấu tạo tổng quan của một bộ máy tính

1.1.2 Khối tính toán (ALU)

Hàm thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả kết quả vào thanh ghi hoặc bộ nhớ.

1.1.3 Các thanh ghi

Thanh ghi thường được trang bị trong CPU máy tính. Nhiệm vụ của thiết bị này là lưu tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Được biết mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Mặc dù chúng có kích thước nhỏ nhưng tốc độ truy xuất rất cao.

1.2 Bo mạch chính (Mainboard)

Mainboard hay còn được biết đến với rất nhiều cách gọi khác như motherboard, main máy tính, bo mạch chủ. Bo mạch chủ (motherboard) là một bảng mạch đóng vai trò nền tảng của một bộ máy tính. Chúng được đặt ở vị trí trung tâm thùng máy (case). Nó phân phối điện cho CPU, RAM, và tất cả các thành phần khác thuộc phần cứng của máy tính. Quan trọng nhất là bo mạch chủ tạo ra mối liên kết giữa các thành phần này với nhau.

Cấu tạo tổng quan của một bộ máy tính

Cấu tạo của một mainboard bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

1.2.1 Chipset (gồm chip cầu bắc và chip cầu nam)

Chipset trong main server giữ vai trò rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU. Đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể “giao tiếp” được với CPU và các thiết bị khác.

1.2.2 BIOS

Là thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi main server. Thiết bị này chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào main server hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.

1.2.3 Socket

Socket là số chân cắm của CPU trên mainboard. Loại socket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ.

1.2.4 CPU

Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau. Bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào main server hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. Các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau. Nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà main server có thể đáp ứng.

1.2.5 Hệ thống Bus

 Chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main server hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.

1.2.6 Khe cắm ISA

 Khe cắm để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khe cắm ISA giờ đây đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ do đã lỗi thời.

1.2.7 Khe cắm PCI

Trên main server có các khe cắm PCI . Dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v….

1.2.8 Khe cắm PCI Express

Khe cắm chuẩn PCI Express hỗ trợ băng thông cao hơn 30 lần so với chuẩn PCI và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP.

1.3 Ram

Ram có nghĩa là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory). Nơi chứa chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. Khi nguồn điện bị gián đoạn, toàn bộ dữ liệu bên trong RAM sẽ mất. Do đó, khi làm việc trên máy tính bạn cần lưu trữ dữ liệu thường xuyên lên bộ nhớ ngoài. Nói một cách đơn giản, mục đích của RAM là cung cấp quyền truy cập đọc và ghi nhanh vào thiết bị lưu trữ. Máy tính của bạn sử dụng RAM để tải dữ liệu. Vì nó nhanh hơn nhiều so với việc chạy cùng dữ liệu đó trực tiếp từ ổ cứng.

Cấu tạo tổng quan của một bộ máy tính

Đối với RAM trên máy tính thì thị trường hiện nay có các loại Ram như: DDR 3, DDR4 hoặc tiết kiệm điện như DDR 4-L, DDR 3-L.

Loại RAM phổ biến nhất được bán hiện nay là DDR4. Mặc dù các hệ thống cũ hơn có thể sử dụng DDR2 hoặc DDR3. Những người chỉ đơn giản biểu thị việc tạo ra RAM được sử dụng trong hệ thống cụ thể đó. Với mỗi lần kế tiếp nhau cung cấp tốc độ nhanh hơn thông qua băng thông lớn hơn – xếp hạng megahertz (MHz) cao hơn.

1.4 Ổ cứng (Hard disk)

Ổ cứng máy tính hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn, nhẹ nhưng dung lượng thì ngày càng tăng lên.

Ổ cứng ngoài việc phụ trách lưu trữ dữ liệu còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy. 

2. Màn hình làm việc (monitor)

Màn hình máy tính còn được gọi là màn hình để bàn hoặc thiết bị hiển thị. Là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả thiết bị được sử dụng để xem hình ảnh hoặc văn bản. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về màn hình phẳng và màn hình phổ biến nhất được sử dụng với máy tính ngày nay.

Cấu tạo tổng quan của một bộ máy tính

2.1 Phân loại màn hình máy tính

2.1.1 Màn hình máy tính loại CRT

Màn hình CRT (Cathode Ray Tube) sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị điểm ảnh, bản chất màn hình CRT là một hệ thống đèn điện tử chân không. Trong đó nó sử dụng một hoặc ba súng điện tử (bắn tia âm cực) và một màn phosphor. Để hiển thị được hình ảnh, các súng điện tử sẽ bắn các hạt electron vào màn phosphor để chúng phát sáng. Tùy theo gia tốc và tốc độ chuyển hướng của electron sẽ tạo nên những màu sắc khác biệt.

2.1.2 Màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng)

– Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng, được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau và các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi tính phân cực của ánh sáng và thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính.

2.1.3 Màn hình TN (Twisted Nematic)

– Màn hình TN (Twisted Nematic) là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện trên thị trường từ khá lâu về trước. Với giá thành sản xuất rẻ màn hình TN từng rất phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử như:  máy tính xách tay thậm chí là cả tivi.

2.1.4 Màn hình máy tính loại IPS

IPS (viết tắt của In-plane Switching) là loại màn hình đang được ưa chuộng nhất trên thị trường, màn hình máy tính loại IPS hiển thị hình ảnh trên dải gam màu rộng hơn, đây là lựa chọn lý tưởng cho dân chuyên thiết kế đồ họa, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị. Tấm nền IPS còn có góc nhìn rộng đến 178 độ về phương ngang nên người dùng có thể quan sát hình ảnh sắc nét mà không cần phải ngồi chính diện.

2.1.5 Màn hình máy tính loại OLED/ AMOLED

OLED là viết tắt của cụm từ Organic Light-Emitting Diode. Màn hình OLED thường được sử dụng cho các thiết bị cao cấp. Màn hình này sử dụng 1 tấm phim carbon được đặt bên trong panel của màn hình OLED. Chúng sẽ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện truyền qua.

Samsung là hãng phát triển công nghệ này đầu tiên và đặt tên là màn hình AMOLED. Do phần lớn màn hình AMOLED sử dụng công nghệ OLED chúng được gọi là màn hình AMOLED.

3. Bàn phím (keyboard)

Bàn phím được biết đến là một thiết bị ngoại vi không thể thiếu của một chiếc máy tính.

Thông thường, một chiếc bàn phím máy tính có khoảng 83 cho đến 105 phím. Được chia ra làm 4 nhóm khác nhau: phím số, phím chức năng, phím soạn thảo và các nhóm phím để điều khiển màn hình. 

Kết nối của một bàn phím máy tính trước đây thường được sử dụng cổng kết nối PS/2. Nhưng hiện nay với xu thế phát triển của các dòng công nghệ thì cổng PS/2 này không còn dùng nữa. Mà thay thế vào đó là sử dụng cổng USB hoặc là kết nối không dây thông qua Bluetooth hoặc NFC. 

Các loại bàn phím máy tính

  • Bàn phím thông thường: Đây là loại bàn phím phổ biến nhất hiện nay có chức năng dùng để đánh máy, làm việc văn phòng cũng như là thực hiện vài chức năng giải trí tại nhà. 
  • Bàn phím máy tính xách tay: Về cơ bản, chức năng của bàn phím máy tính xách tay cũng giống như chức năng của bàn phím thông thường 
  • Bàn phím không dây: Được sử dụng các kết nối không dây như Bluetooth, NFC, hồng ngoại. 
  • Bàn phím cơ: là loại bàn phím sử dụng switch ở bên dưới mỗi bề mặt các nút làm tăng độ bền của các phím bấm. Khi bấm các phím này, bàn phím sẽ tạo ra thành tiếng hoặc không thành tiếng nhờ vào một ngưỡng ở giữa các phím giúp cho người dùng nhận  biết được rằng phím đã được nhận. 

4. Chuột (Mouse)

Chuột máy tính (tiếng Anh: Computer Mouse) là loại thiết bị cầm tay điều khiển con trỏ có thể di chuyển trên bề mặt. Sự chuyển động của chuột nhằm mục đích hướng trỏ chuột đến nơi mà bạn cần nhấp trên màn hình. So với việc sử dụng cảm ứng di chuyển trong laptop, thì việc sử dụng chuột giúp người sử dụng thao tác một cách nhanh hơn và tiết kiệm thời gian.

4.1 Cấu tạo

4.1.1 Nút hay phím chuột (buttons)

Một con chuột cơ bản đa số đều có ít nhất 2 nút chính để điều khiển bao gồm: nút trái và nút phải trên thân chính của chuột. Nút trái có chức năng điều khiển con trỏ chính trên màn hình. Trong khi nút phải thực hiện các lệnh thao tác định dạng theo từng chức năng. Tuy nhiên, cũng có 1 vài con chuột một phím của hãng Apple đời trước và mặt hàng này cũng dần hạn chế sử dụng.

4.1.2 Laser hay đèn LED

Laser hay đèn LED thường được nhìn thấy ở mặt dưới của chuột quang cơ và quang học. Chuột cơ học chủ yếu sử dụng con lăn và bóng đèn. Ngược lại đối với chuột quang học sẽ có laser hoặc đèn LED

4.1.3 Con lăn chuột

Con lăn (mouse wheel) có chức năng chính là cho phép bạn di chuyển lên xuống với tốc độ cao hơn so với việc di chuyển lên xuống bằng phím chuột.

4.2 Một số loại chuột máy tính

4.2.1 Chuột cơ

Chuột cơ hay còn gọi là chuột bi lăn. Là loại chuột có chứa viên bi kim loại hoặc cao su ở mặt dưới. Khi di chuyển thì viên bị sẽ lăn theo. Lúc này cảm biến bên trong sẽ xác định chuyển động và di chuyển con trỏ trên màn hình theo đúng hướng.

4.2.2 Chuột quang

Chuột quang sẽ được trang bị công nghệ tiên tiến như đèn LED, cảm biến quang và kết nối không dây thay vì sử dụng viên bi lăn như chuột cơ. Chuột quang sẽ phát hiện các chuyển động của các cảm biến khi ánh sáng phản xạ.

4.2.3 Chuột không dây

Chuột không dây hiện đang được nhiều người sử dụng nhờ vào sự tiện lợi mà nó đem lại. Loại chuột này sẽ được kết nối với máy tính thông qua các công nghệ khác nhau như BluetoothRF hoặc sóng hồng ngoại. Để sử dụng chuột không dây thì máy tính phải được cắm thêm thiết bị nhận tín hiệu ở cổng USB.

Còn nhiều loại chuột máy tính khác, sau này chúng ta sẽ giới thiệu trong các bài viết kế tiếp.

Trên đây là giới thiệu cho những ai đang có nhu cầu mua máy tính bàn để làm việc tại nhà. Sẽ có được một số thông tin cơ bản, giúp ích cho việc chọn lựa sau này. Cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm đến bài viết trong thời gian qua.

Theo caphengaymoi KHT

Nguồn Tổng hợp

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange