Những hình ảnh cuối cùng về “cụ rùa” Hồ Gươm

Rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, “cụ rùa” Hồ Gươm được xem như một linh vật, gắn với câu chuyện mượn gươm thần đánh giặc của vua Lê. “Cụ” là một linh vật trong tín ngưỡng dân gian, nên mọi chuyện về cụ đều được người đời gắn với những giai thoại. Tuy nhiên, “cụ” cũng là một sinh vật, nên những hoạt động sống của “cụ” phải thích ứng với môi trường tự nhiên.

Cụ Rùa nổi lên khỏi mặt nước
Cụ rùa. Ảnh: PSG Hà Đình Đức
Cụ rùa nằm nghỉ trên bãi cỏ của chân tháp Rùa. Ảnh: Hà Đình Đức.
Cụ Rùa nổi ở khu vực bắc chân tháp Rùa, phía đền Ngọc Sơn.

“Nặng tình với cụ rùa từ năm 1991, tôi cảm thấy khá sốc, dù đã xác định trước sau gì cũng có chuyện này. Cụ không thể tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử”, ông Đức nói và cho rằng rùa mất đi không chỉ tạo hụt hẫng cho người Hà Nội mà tất cả những người quan tâm đến Hồ Gươm.

Phó giáo sư Hà Đình Đức gắn bó hơn 20 năm với rùa hồ Gươm.

Tiêu bản Cụ rùa Hồ Gươm

Tiêu bản cụ rùa đang được đặt tại nhà trưng bày tiêu bản rùa tại đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đặt cạnh mẫu vật rùa thứ nhất. Tiêu bản được các nhà khoa học, khách tham quan đánh giá giữ nguyên thần thái rùa Hồ Gươm khi còn sống.

Cụ rùa chết vào tháng 1/2016, sau đó hai chuyên gia người Đức đã đến Việt Nam hỗ trợ việc nhựa hóa xác rùa để bảo quản.

PGS.TS Hà Đình Đức bên tiêu bản cụ rùa cuối cùng tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Phần chân nguyên bản
Hai tiêu bản rùa Hồ Gươm được trưng bày cạnh nhau trong đền Ngọc Sơn. Tủ trưng bày bên trái là xác rùa chết năm 1967, bên phải là xác rùa năm 2016. 

Hi vọng một ngày không xa sẽ được ra thăm tiêu bản của cụ rùa, cũng như Hồ Gươm di tích nổi tiếng của Việt Nam ta.

Theo caphengaymoi KHT

Nguồn tổng hợp

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange