Tiền bạc, danh dự và sự nghiệp bạn chọn gì ?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói : “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”. Bạn nghĩ thế nào về câu nói ấy.

Theo tôi, đời người được chia ra làm nhiều giai đoạn. Lúc mới sinh ra, chúng ta như một tờ giấy trắng, không suy nghĩ chi nhiều, vì còn nhỏ biết gì mà suy nghĩ, cũng không cần lo gì vì mọi chuyện từ ăn uống, vui chơi đến học hành đã có cha mẹ, người thân xung quanh lo tất cả. Lớn lên rồi, khi ấy mới có nhiều chuyện để nói.

Tiền bạc

Tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng nó có thể mua được sự an toàn trong cuộc sống cho bạn và những người thân yêu của bạn. Con người cần tiền để chi trả cho tất cả những thứ có thể giúp cuộc sống của họ trở nên tốt hơn, chẳng hạn như chỗ ở, ăn uống, sức khỏe và một nền giáo dục tốt. Bạn không nhất thiết phải thật giàu có, nhưng bạn sẽ cần đến tiền để lo toan mọi thứ. Đó sẽ là cảm nhận đầu tiên của mọi người khi đã trưởng thành.

Tiền là điều kiện cần thiết để bạn có được những món đồ cho cuộc sống, những thứ bạn cần để sinh hoạt thường ngày. Bạn cần có trách nhiệm với số tiền kiếm được và dành dụm chúng đủ cho tương lai của mình.

Bạn bắt đầu tiết kiệm tiền càng sớm, thì bạn sẽ càng có được nhiều tiền và hiểu được ý nghĩa của đồng tiền mà mình kiếm được. Trên thực tế, nếu bạn tiết kiệm đủ và đầu tư một cách đúng đắn, bạn thậm chí có thể trở nên tự do về tài chính. Không lo lắng khi đã về già.

Thế nhưng, tiền là con dao hai lưỡi

Nỗi ám ảnh về tiền bạc có thể tạo ra nhiều vấn đề

Cố gắng có được tiền bằng mọi giá. Đua đòi theo bạn bè với những món đồ xa xỉ. Với tâm lí những gì người ta có mình cũng phải có. Thế nhưng bản thân mình lại không đủ năng lực để kiếm ra tiền. Điều đó sẽ dẫn bạn đến hành vi phi đạo đức hoặc thậm chí là phạm tội, như trộm cắp hoặc lừa đảo để có được tiền.

Đã có rất nhiều người khi đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp thì phải vướng vào vòng lao lý. Mất hết tất cả tương lai, danh dự chỉ vì họ quá coi trọng đồng tiền.

Nếu tất cả những gì bạn có là tiền, nhưng bạn không có ai để chia sẻ niềm vui trong cuộc sống với mình, thì hai từ “hạnh phúc” sẽ trở nên quá xa vời với bạn. Và lúc ấy, tiền bạc có chất thành núi, cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Tiền bạc có thể dẫn đến bất đồng trong cuộc sống

Trong làm ăn cũng như trong tình cảm, một khi có xung đột lợi ích về tiền bạc. Mà hai bên không tháo gỡ được, chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều điều không hay. Bạn bè từ thân thiết không còn là bạn của nhau. Những cặp đang yêu nhau, hoặc đã là của nhau, sẽ không còn quan tâm, thậm chí xem nhau như hai người xa lạ.

Hầu hết những khuyết điểm này không liên quan đến bản thân tiền bạc. Mà là cách con người tương tác với tiền và thái độ của con người đối với nó. Cách chúng ta sử dụng chúng mới là điều quan trọng.

Danh dự

“Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ”; “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống. Bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, không hổ thẹn. Đó là chân lý sống, lẽ sống của nhân vật Pavel Korchagin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”.

“Đã là thanh niên, phải đặt cống hiến lên hàng đầu, chứ không đặt hưởng thụ. Có lẽ đó là thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng muốn nhắn nhủ. Phải tự rèn luyện khả năng trong hoàn cảnh khó khăn để có cống hiến. Có những lúc đứng trước những cám dỗ, quyền lợi thì đừng vì việc ấy mà thay đổi phẩm chất của mình”, Tiến sỹ Cao Đức Thái chia sẻ.

 “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã dẫn chứng câu của Nguyễn Đình Thi: “Trên ngực áo kia không có một tấm Huân chương, và sau làn vải ngực áo này có một trái tim”.

Tố Hữu có câu:

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

Không phải ngẫu nhiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại đặt ra yêu cầu về “Danh dự”, “Phẩm chất” trước Đại hội XIII của Đảng. Bài học về kỷ luật gần 100 cán bộ đảng viên thời gian qua cho thấy, tất cả đảng viên dẫu ở cương vị nào, trọng trách nào cũng không được buông lỏng tinh thần tự rèn luyện, bởi chỉ một phút mất cảnh giác là dẫn đến những hậu quả khó lường.

Danh dự từ đâu mà có ?

Danh dự, uy tín con người không thể đo đếm hay mua bằng vật chất được. Danh dự con người không bỗng dưng hoặc trong một chốc một lát có được. Mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện dày công vun đắp mới có. Uy tín, nhân phẩm do mỗi con người tự xây đắp nên, không ai có thể làm thay, làm hộ được. Danh dự không xa vời trừu tượng mà rất gần gũi. Nó được thử thách qua thực tiễn cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Danh dự là phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng của một con người, cần phải thường xuyên xây đắp, tích tụ từ nhỏ.

Danh dự cũng không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính. Nhưng một người có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng, chức vụ càng cao thì uy tín, danh dự trong xã hội càng lớn. Người có danh dự, lòng tự trọng luôn ngay thẳng, cương trực, thấy sai thì đấu tranh, thấy đúng luôn bảo vệ, chứ không phải “ẩn mình” chỉ biết mình; không bao giờ tự kiêu, tự mãn với những gì đã làm được.

Người cao tuổi phải làm gương, làm mẫu cho người trẻ noi theo. Người có chức vụ cao càng phải sống trọng danh dự để cấp dưới học tập. Trong xã hội hiện nay thật giả, xấu tốt đôi khi bị trà trộn, lẫn lộn. Do vậy mỗi người phải tự xây đắp danh dự cho chính mình, từ lúc còn trẻ cho đến cuối đời.

Sự nghiệp

Bạn bè lâu ngày gặp nhau thường hỏi: ” Lúc này bạn sao rồi, công việc thế nào ? Có lên chức gì chưa ?”. Nếu bạn đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thì không hề ngần ngại trả lời, thậm chí còn tỏ ra vui vẻ, thích thú. Còn nếu lúc đó bạn đang thất nghiệp, thì một câu trả lời cũng thật sự khó như lên trời. Thế mới thấy được sự nghiệp bản thân quan trọng đến thế nào.

Có nhiều người đánh đổi tất cả chỉ để có được sự nghiệp, mà không cần quan tâm đến sự nghiệp đó mình có thích hay không. Họ chỉ biết rằng: “nó sẽ làm cho mình nổi bật trong xã hội, sẽ được nhiều người kính trọng”. Nhưng họ kính trọng mình như thế nào ? Đó còn là điều mà ta phải suy nghĩ.

Nói đi cũng phải nói lại, có rất nhiều người nghiêm túc trong công việc. Họ coi đó là một niềm đam mê, họ phấn đấu không phải vì chức vụ hay tiền bạc mà chỉ đơn giản. Đó là điều họ thích.

Nói tóm lại, trong cuộc sống này, được làm công việc mình yêu thích, sống bằng đam mê, bằng lí tưởng đó là điều tuyệt vời nhất. Tiền bạc, danh dự, sự nghiệp rất quan trọng nhưng không phải đánh đổi tất cả để có chúng. Mà hãy để chúng đến với ta, giống như cách, mà ta được đến với cuộc đời này.

Theo caphengaymoi KHT

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange