Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5

Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Từ đó, ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

Diễn biến lịch sử

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền, sản xuất công nghiệp tăng nhanh; ở một số nước như Anh, Pháp, Đức, Mỹ… phát triển mạnh mẽ. Cùng với những bước tiến của nền kinh tế tư bản, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.

Ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới (Ảnh tư liệu)

Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, C.Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là một nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ” sớm xuất hiện ở một số nơi của nước Anh – nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

Nước Mỹ, từ một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào châu Âu, đã mở rộng sản xuất, nhanh chóng phát triển trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Thành phố Chi-ca-gô trở thành trung tâm thương nghiệp của Mỹ. Nước Mỹ lao vào cuộc chạy đua cạnh tranh tư bản quyết liệt. Các guồng máy chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14 – 18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng 1/2 nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày.

Ngày 01/5/1886, tại thành phố Chi-ca-gô (Mỹ), hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ“, hàng chục ngàn công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc). Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân, chính quyền tư sản rơi vào thế bị động. Cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội bị đàn áp đẫm máu, song đã tạo được sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của công nhân khắp nước Mỹ lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan…tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.

Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 01/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 01/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, ngày 01/5/1890 lần đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới. Công nhân ở các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “Ngày làm 8 giờ”, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.

Ngày Quốc tế Lao động 01/5 đã trở thành ngày lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới; là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Quốc tế lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế – xã hội. 

Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930

Ngày 1/5/1930 – lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ.

Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh.

Lễ mít tinh lịch sử

Đây là lần đầu tiên được kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động nên toàn thể đồng bào nhất là đồng bào thành phố Hà Nội nô nức trong bầu không khí tưng bừng, náo nhiệt chưa từng thấy.

Và rồi ngày mong chờ cũng đến. 1/5/1946 Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên sau độc lập diễn ra thật trang nghiêm. Từ 6h sáng, từng đoàn người nô nức đổ về Việt Nam học xá. Tại đây, hàng vạn người dân đã có mặt đông đủ dưới cờ đỏ sao vàng và những khẩu hiệu rợp trời: Lao động chân tay và lao động trí thức kiến quốc! Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh!…

 Thủ đô Hà Nội ngày 1-5-1946 – Ảnh chụp từ Báo Cứu Quốc

Đúng 9 giờ, đoàn đại biểu Chính phủ và các đoàn thể tới. Hồ Chủ tịch được bầu làm chủ tịch danh dự cuộc lễ. Đến dự lễ còn có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Đặng Phúc Thông, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc Bộ Nguyễn Xiển… Bên cạnh đó, có nhiều nhà báo, phóng viên quốc tế cùng theo dõi buổi mít tinh…

Sau đó, cuộc mít tinh biến thành biểu tình tuần hành. Các đoàn thể lần lượt diễu qua khán đài. Đoàn công nhân gọn ghẽ trong bộ quần áo xanh, mũ đính sao vàng; Vệ Quốc đoàn; đoàn bình dân học vụ; đoàn Phụ nữ; đoàn Nhi đồng; các giới khác… Hơn mười vạn người tưng bừng trong cuộc mít tinh vĩ đại của dân tộc

Từ khu Việt Nam học xá, đoàn biểu tình đi qua các phố Duy Tân, Tràng Tiền. Những tiếng hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm!” kéo dài mãi không dứt. Đến gần 12 giờ, cuộc biểu tình mới giải tán trước Bắc Bộ phủ.

Có thể nói ngày 1/5/1946 đã là một dấu son đỏ chói trong lịch sử, viết tiếp bản hùng ca tranh đấu của công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, để tinh thần Ngày Quốc tế Lao Động 1/5 mãi mãi bất diệt đến tận hôm nay.

Theo caphengaymoi KHT

Nguồn Tổng hợp

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange