Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển. Nó đang xảy ra ở hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường được đề cập tới là sự thay đổi khí hậu hiện nay. Được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Vì nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người
Các tác động mà các nhà khoa học đã dự đoán trước đây do biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện đã và đang xảy ra như: mất băng biển, mực nước biển dâng cao và các đợt nắng nóng kéo dài hơn, dữ dội hơn.
Các nhà khoa học tin tưởng rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ tới. Phần lớn là do khí nhà kính, các hoạt động của con người tạo ra. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), bao gồm hơn 1.300 nhà khoa học từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Dự báo nhiệt độ sẽ tăng từ 2,5 đến 10 độ F trong thế kỷ tới.
Theo IPCC, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các vùng riêng lẻ sẽ thay đổi theo thời gian và với khả năng của các hệ thống xã hội và môi trường khác nhau trong việc giảm thiểu hoặc thích ứng với sự thay đổi.
IPCC dự đoán rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,8 đến 5,4 độ F. Sẽ tạo ra tác động có lợi ở một số khu vực và tác động có hại ở những khu vực khác.
“Nhìn một cách tổng thể, phạm vi bằng chứng được công bố chỉ ra rằng chi phí thiệt hại ròng do biến đổi khí hậu có thể là đáng kể và sẽ tăng lên theo thời gian. ” theo IPCC.
Khí hậu toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục thay đổi trong thế kỷ này và hơn thế nữa.
Mức độ biến đổi khí hậu trong vài thập kỷ tới phụ thuộc chủ yếu vào lượng khí giữ nhiệt, thải ra trên toàn cầu và mức độ nhạy cảm của khí hậu Trái đất với những khí thải đó.
Mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 8 inch (20,32cm). Dựa vào hồ sơ đáng tin cậy đã được lưu giữ bắt đầu vào năm 1880. Nó được dự đoán sẽ tăng thêm 1 đến 8 feet vào năm 2100. Đây là kết quả của việc bổ sung nước từ băng tan chảy và sự giãn nở của nước biển khi nó ấm lên.
Trong vài thập kỷ tới, nước dâng do bão và triều cường có thể kết hợp với nước biển dâng và sụt lún đất. Sẽ làm gia tăng lũ lụt ở nhiều vùng. Mực nước biển dâng sẽ tiếp tục sau năm 2100. Vì các đại dương mất một thời gian rất dài để phản ứng với các điều kiện ấm hơn trên bề mặt Trái đất. Do đó, nước biển sẽ tiếp tục ấm lên và mực nước biển sẽ tiếp tục tăng trong nhiều thế kỷ với tốc độ bằng hoặc cao hơn so với thế kỷ hiện tại.
Những tác động đã đang diễn ra:
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn.
Sóng nhiệt diễn ra thường xuyên hơn trên toàn thế giới. Sự bốc hơi nước tăng lên giống như nhiên liệu tiếp thêm cho các cơn bão, làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chẳng hạn như bão, lốc xoáy. Mực nước biển dâng cao khiến nước dâng lên, gây thiệt hại nhiều hơn bình thường. Khu vực khô cằn đang ngày càng nhiều hơn trên toàn thế giới. Hạn hán và cháy rừng đang gia tăng, gây mất cân bằng nghiêm trọng.
Tầng đông lạnh – nước đóng băng trên Trái đất – đang tan chảy.
Bầu khí quyển ấm hơn làm cho băng tuyết, sông băng, nước biển và nước ngọt của hành tinh tan chảy nhanh chóng. Các sông băng ở vùng cực tan chảy góp phần làm mực nước biển dâng cao chưa từng thấy. Băng biển tan ra làm lộ ra vùng nước biển sẫm màu. Chúng hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn làm nóng đại dương. Góp phần đẩy nhanh chu kỳ tan chảy và nóng lên không ngừng.
Các đại dương ngày càng nóng lên, mở rộng và có tính axit hơn.
Chúng ngày càng nóng hơn bởi vì chúng hấp thụ 90% lượng nhiệt tăng thêm trong khí hậu. Sự thay đổi này làm cho các đại dương mở rộng. Trong khi đó, gần một phần ba lượng khí thải carbon dioxide kết thúc trong các đại dương. Gây ra sự thay đổi hóa học khiến nước trở nên có tính axit hơn. Làm hòa tan lớp vỏ của các sinh vật biển. Đại dương có tính axit cao hơn gần 40% so với trước đây.
San hô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các rạn san hô rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ đại dương. Sức nóng làm ảnh hưởng đến các loại tảo nuôi dưỡng san hô và mang lại màu sắc rực rỡ cho chúng. Sau đó, tảo rời đi, và san hô cuối cùng sẽ chết- một sự kiện được gọi là tẩy trắng. Vì các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài khác nhau. Chẳng hạn như cá, sự sụp đổ của chúng sẽ phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái.
Băng giá, hệ động vật ở Bắc Cực đang thay đổi
Khi băng biển biến mất. Các loài động vật có vú sống phụ thuộc vào băng như hải mã và gấu Bắc Cực phải vật lộn để tồn tại. Năm 2008, gấu Bắc Cực trở thành loài động vật đầu tiên lọt vào danh sách các loài bị đe dọa, nguy cấp vì sự nóng lên toàn cầu.
Rừng dễ bị nhiễm bệnh hơn
Mùa đông dịu hơn và mùa hè dài hơn cho phép côn trùng giết cây phát triển mạnh. Trong khi đó, cây cối bị suy yếu do hạn hán kéo dài có cơ chế phòng vệ thấp hơn. Trong điều kiện chu kỳ thời tiết ấm hơn, cây cối yếu ớt và côn trùng phát triển mạnh. Có thể là thủ phạm đằng sau sự chết hàng loạt của 70.000 dặm vuông các loài cây lá kim trên núi Rocky.
Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa lớn đối với nông nghiệp.
Trên toàn thế giới, nông dân đang phải vật lộn để theo kịp với các mô hình thời tiết thay đổi và nguồn cung cấp nước ngày càng khó lường. Các trang trại, đồng ruộng có nhiều khả năng phải đối mặt với sự tấn công của cỏ dại, dịch bệnh và sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất. Các hiện tượng cực đoan cũng đe dọa năng suất cây trồng. Chẳng hạn như lũ lụt hoặc giảm nguồn cung cấp nước.
Không khí ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Bầu khí quyển ấm hơn làm tăng sự hình thành ozon ở tầng mặt đất (còn gọi là sương mù) – ở các vùng ô nhiễm. Khói từ các đám cháy rừng càng làm suy giảm không khí. Mùa hè nắng nóng gay gắt. Đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ bị ảnh hưởng hơn trong các đợt nắng nóng. Nước ngọt ấm hơn khiến các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn) dễ dàng phát triển và làm ô nhiễm nước uống.
Đó là tất cả những gì mà nhân loại đã đánh đổi để có được sự phát triển kinh tế như ngày nay. Sự hợp tác toàn cầu đang cần hơn bao giờ hết để bảo vệ hành tinh này. Đảm bảo sức khỏe cho nhân loại trong hiện tại và tương lai.
Theo caphengaymoi KHT