Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Thuộc tính văn bản:

Số/Ký hiệu27/2020/TT-BGDĐT
Ngày ban hành04/09/2020
Người kýThứ trưởng Nguyễn Hữu Độ
Trích yếuBan hành quy định đánh giá học sinh tiểu học
Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
Phân loạiThông tư

Đánh giá học sinh theo lộ trình.

Theo đó, quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

– Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

– Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

– Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

– Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

– Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Gồm có một số nội dung:

Thông tư 27 gồm có 4 chương và 17 điều. Cụ thể như sau:

Chương I: Quy định chung (4 điều)

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Điều 2: Giải thích từ ngữ.

Điều 3: Mục đích đánh giá.

Điều 4: Yêu Cầu đánh giá.

Chương II: Tổ chức đánh giá (6 điều)

Điều 5: Nội dung và phương pháp đánh giá.

Điều 6: Đánh giá thường xuyên.

Điều 7: Đánh giá định kỳ.

Điều 8: Đánh giá học sinh ở trường lớp dành cho người khuyết tật.

Điều 9: Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục.

Điều 10: Hồ sơ đánh giá.

Chương III: Sử dụng kết quả đánh giá (3 điều)

Điều 11: Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học.

Điều 12: Nghiệm thu bàn giao kết quả giáo dục học sinh.

Điều 13: Khen thưởng.

Chương IV: Tổ chức thực hiện (4 điều)

Điều 14: Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

Điều 15: Trách nhiệm của hiệu trưởng.

Điều 16: Trách nhiệm của giáo viên.

Điều 17: Quyền và trách nhiệm của học sinh.

Một số nội dung cần lưu ý:

Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá

Theo đó, trong đánh giá thường xuyên:

– Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

– Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ

Trong đó, quy định đề kiểm tra định kỳ của học sinh tiểu học được thiết kế phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo các mức:

– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

– Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Như vậy, thay vì quy định 4 mức độ của đề kiểm tra như hiện hành tại Thông tư 22/2016 thì quy định mới chỉ còn 03 mức độ.

Một số thay đổi khác trong đánh giá định kỳ

Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạtbiểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực (Theo Thông tư 22/2016 là chuẩn kiến thức, kỹ năng) của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

– Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ; (Theo Thông tư 22/2016, bao gồm các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc).

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhn xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất ch yếunăng lc ct lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

– Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

– Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

– Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Theo caphengaymoi KHT

About Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange