Biến thể Omicron và Delta

Các nhà khoa học Italy đã công bố một hình ảnh so sánh các loại đột biến của “siêu biến thể” Omicron mới và biến thể Delta

Omicron (B.1.1.529 hoặc GISAID GR/484A) là biến thể đáng lo ngại thứ năm, sau 4 biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Kênh truyền hình RT đưa tin trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới nhất do biến thể Delta gây ra vẫn đang đè nặng lên hệ thống y tế của hàng loạt quốc gia, biến thể Omicron, hay B.1.1.529, được cho là có nguồn gốc tại Nam Phi đã nhanh chóng gây báo động ở nhiều nước trên thế giới.

Hình ảnh do bệnh viện Bambino Gesu ở Italy công bố ngày 27/11, bản vẽ mô tả về biến thể mới đã  so sánh giữa Omicron và Delta – một trong những chủng nguy hại nhất của virus SARS-CoV-2.

Nguồn: Bệnh viện Bambino Gesu/Sputnik

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, những thay đổi này cho thấy virus có thể đã trở nên thích nghi tốt với con người. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với những biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2 hay không.

Biến thể Omicron có nhiều đột biến hơn so với Delta, đặc biệt là ở các khu vực tương tác trực tiếp với tế bào người. Các vị trí của đột biến được đánh dấu bằng màu đỏ trong hình ảnh. “Đây là một bức ảnh theo nghĩa rất rộng. Nó là mô hình được thực hiện trong phòng thí nghiệm”, đại diện của bệnh viện Bambino Gesu cho biết.

Ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức phân loại Omicron là một biến thể đáng lo ngại.

Chủng virus này được phát hiện lần đầu tiên tại Botswana cách đây ít ngày. Nó được cho là đã đánh bại các biến thể khác trở thành chủng chiếm phần lớn số ca mắc COVID-19 mới tại một vùng của Nam Phi.

Một biến chủng trở thành chủng đáng lo ngại (VOC) khi những biến đổi về bộ gene của virus mang ý nghĩa lâm sàng hoặc có những yếu tố sau: khả năng lây truyền tăng; độc lực (mức độ nghiêm trọng của bệnh) tăng; thay đổi hiệu quả vaccine (giảm hiệu quả); thay đổi hiệu quả chẩn đoán (phương pháp chẩn đoán hiện tại không còn hiệu quả)…

Hiện nhóm VOC bao gồm biến chủng Alpha, Beta, Gama, Delta. Biến chủng được quan tâm (VOI) có Lambda và Mu.

Sharon Peacock, giáo sư về sức khỏe cộng đồng và vi sinh tại Đại học Cambridge, Anh, nhận định: “Có hai cách tiếp cận trong tương lai là chờ đợi thêm bằng chứng khoa học, hoặc hành động ngay bây giờ. Theo tôi, cách tốt nhất là chủ động đi trước virus thay vì ngồi chờ đợi”.

Đáng chú ý

Omicron là biến chủng SARS-CoV-2 chứa nhiều đột biến nhất từ trước đến nay (Ảnh: Telegraph).

Omicron đã lây lan ra khỏi phạm vi châu Phi, với việc giới chức Hong Kong (Trung Quốc), Israel, Bỉ, Đức và Anh đều báo cáo về những ca nhiễm đầu tiên.

Sự xuất hiện của biến thể có nhiều đột biến nhất từ trước đến nay đã dẫn đến hàng loạt biện pháp phòng dịch mới. Toàn bộ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đều đã dừng đường bay đến 7 nước Nam Phi. Những quốc gia ngoài khối này, trong đó có Mỹ và Anh, cũng áp dụng lệnh giới hạn tương tự. Israel đã nhanh tay áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt nhất thế giới hiện nay khi cấm toàn bộ người nước ngoài nhập cảnh vào quốc gia Trung Đông này.

Omicron có khoảng 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến nằm ở protein gai, khiến nó khác biệt hẳn so với virus gốc. Các nhà khoa học gọi đó là chùm đột biến bất thường khi Omicron có các đột biến nguy hiểm nhất của tất cả các biến thể từ trước tới nay.

Trước đó, các hãng tin địa phương ngày 25/11 cho hay kết quả xét nghiệm tại Nam Phi ghi nhận 2.500 ca nhiễm mới, tăng mạnh so với mức trung bình 580 ca/ngày một tuần trước đó. Các mẫu xét nghiệm cho thấy phần lớn trong số này là do biến thể mới gây ra.

Tổ chức Y tế Thế giới, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình:

” Chỉ trong hai tuần thật khó mà biết được biến thể Omicron có thể làm thay đổi tình hình đại dịch đến mức độ nào, vào lúc mà chúng ta vẫn chưa đo lường hết hậu quả của biến thể Delta, 8 tháng sau khi biến thể này xuất hiện.

Điều chúng ta có thể nói được, đó là Omicron có rất nhiều đột biến, trong đó có một số gây lo ngại cho Tổ chức Y tế Thế giới và biến thể này lây nhiễm nhanh hơn rất nhiều so với các biến thể trước đó. Hai yếu tố này đủ để Tổ chức Y tế Thế giới xem là một biến thể đáng lo ngại. Đây là biến thể thứ năm được xếp trong loại này và chắc chắn sẽ không phải là biến thể cuối cùng.

Từ nhiều tháng qua, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn nhắc đi nhắc lại rằng khi nào mà toàn bộ các quốc gia trên thế giới chưa được tiếp cận nguồn vắc-xin một cách công bằng thì virus sẽ còn lan truyền, làm gia tăng các nguy cơ đột biến. “

Nguồn Tổng hợp

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange