Hệ mặt trời

Nguồn gốc hình thành hệ mặt trời

Hệ mặt trời được hình thành và tiến hóa bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm, nguyên nhân bởi sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc đám mây phân tử khổng lồ. Khi đó, hầu hết các khối lượng bị suy sụp đều tích tụ ở trung tâm và tạo nên mặt trời, phần còn lại dẹt ra và hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh sau đó tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, các tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác ở trong hệ mặt trời. 

Hệ mặt trời tính đến thời điểm hiện tại bao nhiêu tuổi là mối quan tâm của rất nhiều người? Các nhà khoa học đã tìm ra tuổi của hệ mặt trời nhờ các thiên thạch, các mảnh đá không gian rơi xuống trái đất. Điển hình như nhờ có thiên thạch Allende rơi xuống Trái đất vào năm 1969 và rải rác trên Mexico mà các nhà khoa học đã xác định được đây hiện là thiên thạch lâu đời nhất được biết đến với niên đại là 4,55 tỷ năm tuổi.

Trong hệ mặt trời bao gồm có mặt trời và 8 hành tinh quay xung quanh nó.

Mặt trời

Khoảng cách trung bình từ Trái Đất149,6 ×106 km
(92,95×106 dặm)
Cấp sao biểu kiến (V)−26,74m[1]
Cấp sao tuyệt đối4,83m[1]
Phân loại quang phổG2V
Độ kim loạiZ = 0,0177[2]
Kích thước góc31,6′ – 32,7′[3]
Các thông số quỹ đạo
Khoảng cách trung bình
từ trung tâm Ngân Hà
2,5×1017 km
(26.000 năm ánh sáng)
Chu kỳ quay quanh Ngân Hà~ 2,25-2,50×108 năm
Vận tốc bay quanh tâm Ngân Hà217 km/s
Các thông số vật lý
Đường kính trung bình1,392 ×106 km[1]
109 lần Trái Đất
Độ dẹt9×10-6
Diện tích bề mặt6,0877 ×1012 km²
(11.900 lần Trái Đất)
Thể tích1,4122 ×1018 km³
(1.300.000 lần Trái Đất)
Khối lượng1,9891 ×1030 kg
(332.946 lần Trái Đất)
Tỷ trọng (trung bình)1,408 g/cm³
Gia tốc trọng trường (tại bề mặt)273,95 m s-2
(27,9 g)
Vận tốc thoát ly617,54 km/s
Nhiệt độ bề mặt5.780 K
Nhiệt độ nhật hoatriệu K
Nhiệt độ tâm (ước tính)13,6 triệu K
Độ sáng (LS)3,846×1026 W[1]
Suất bức xạ (IS)2,009×107 W m-2 sr-1
Các thông số tự quay
Độ nghiêng trục quay7,25°
(tới mặt phẳng hoàng đạo)
67,23°
(tới mặt phẳng Ngân Hà)
Xích kinh
tại cực bắc
[4]
286,13°
(19 h 4 m 31,2 s)
Xích vĩ
tại cực bắc
63,87°
Chu kỳ tự quay
tại 16 °
tại xích đạo
tại cực
25,38 ngày[1]
(25 ngày 9 h 7  13 s)
[4]
25,05 ngày[1]
34,3 ngày[1]
Vận tốc tự quay
tại xích đạo
7.284 km/h
Thành phần
Hiđrô73,46%[5]
Heli24,85%
Ôxy0,77%
Cacbon0,29%
Sắt0,16%
Lưu huỳnh0,12%
Neon0,12%
Nitơ0,09%
Silic0,07%
Magiê0,05%
Nguồn wikipedia

Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn:

1. Sao Thủy ( Mercury)

  • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã
  • Đường kính: 4.878km
  • Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất
  • Ngày: 58,6 ngày Trái đất

2. Sao Kim (Venus)

  • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã
  • Đường kính: 12.104km
  • Quỹ đạo: 225 ngày Trái đất
  • Ngày: 241 ngày Trái đất

3. Trái đất (Earth)

  • Đường kính: 12.760km
  • Quỹ đạo: 365,24 ngày
  • Ngày: 23 giờ, 56 phút

Hành tinh thứ ba được tính từ mặt trời là Trái Đất. Đây chính là hành tinh mà chúng ta đang sinh sống hiện nay. Trái Đất là một hành tinh nước, có 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương. Cho đến hiện tại đây là hành tinh duy nhất có tồn tại sự sống. Bởi Trái Đất có bầu khí quyển giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của Trái Đất sẽ tự quay quanh trục của nó và có vận tốc 467 mét/giây – khoảng hơn 1.000 mph (1.600 kph) tại đường xích đạo. Quay một vòng quanh Mặt trời với vận tốc 29km mỗi giây.

4. Sao Hỏa (Mars)

  • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.
  • Đường kính: 6.787km.
  • Quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.
  • Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái đất (24 giờ, phút 37).

Vòng ngoài có 4 hành tinh dạng khí:

5. Sao Mộc (Jupiter)

  • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.
  • Đường kính: 139.822km.
  • Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.
  • Ngày: 9.8 giờ Trái đất.

6. Sao Thổ (Saturn)

  • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.
  • Đường kính: 120.500km.
  • Quỹ đạo: 29,5 năm Trái đất.
  • Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.

7. Sao Thiên Vương (Uranus)

  • Phát hiện: William Herschel năm 1781 (trước đây Herschel từng nghĩ đó là một ngôi sao).
  • Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.
  • Đường kính: 51.120km.
  • Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.
  • Ngày: 18 giờ Trái đất.

8. Sao Hải Vương (Neptune)

  • Phát hiện: năm 1846.
  • Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.
  • Đường kính: 49.530km.
  • Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.
  • Ngày: 19 giờ Trái đất.

Ngoài 8 hành tinh trên, trong hệ mặt trời còn có hành tinh Lùn, ngày trước nó cũng đã từng được xếp vào hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời

Sao Diêm Vương (Hành tinh lùn – Dwarf Planet)

  • Phát hiện: Clyde Tombaugh năm 1930.
  • Đặt tên theo: Thần địa ngục của La Mã, Hades.
  • Đường kính: 2.301km.
  • Quỹ đạo: 248 năm Trái đất.
  • Ngày: 6.4 ngày Trái đất.

Hành tinh thứ 9 (Planet Nine)

Hành tinh thứ 9 quay xung quanh Mặt trời với khoảng cách xa gấp 20 lần so với quỹ đạo sao Hải Vương. Trong đó, quỹ đạo của sao Hải Vương là 49,530km tính từ mặt trời đến điểm gần nhất.

Quỹ đạo của hành tinh kỳ lạ xa hơn khoảng 600 lần so với quỹ đạo Mặt trời tính từ ngôi sao.Các nhà khoa học không thể quan sát trực tiếp hành tinh thứ 9.

Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 được quan sát bởi hiệu ứng hấp dẫn của nó đối với các hành tinh khác trong vành đai Kuiper, một khu vực nằm rìa hệ Mặt trời – nơi các vật thể đóng băng còn sót lại từ sự ra đời của mặt trời và các hành tinh.

Vẫn còn nhiều điều mà chúng ta chưa biết về hệ Mặt trời. Vũ trụ rộng lớn, nhưng trong tương lai, công nghệ sẽ phát triển,… biết đâu nơi xa xôi nào đó vẫn đang tồn tại sự sống, và một ngày không xa ta sẽ có thể dạo bước ngoài vũ trụ, đến nhưng nơi mà ta từng ao ước đến.

Theo caphengaymoi KHT

Nguồn Tổng hợp

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top
error

Bạn thích blog này?. Xin vui lòng:

Follow by Email
YouTube
YouTube
Pinterest
LinkedIn
Telegram
FbMessenger
Secured By miniOrange